Nếu bạn là người yêu thích sự bình yên trong tâm hồn, giản dị và đơn giản thì phong cách Zen “sinh ra” dành cho bạn. Bắt nguồn từ Nhật Bản – Xứ sở của hoa anh đào, Zen thổi hồn vào không gian sống sự thoải mái, gần gũi và vô cùng tiện nghi.
Và để xây dựng phong cách Zen một cách đúng chuẩn thì cần lưu ý đến điều gì? Dựa vào những đặc điểm nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!
Zen là gì?
Zen là một phong cách sống chuẩn mực của người Nhật Bản.
Có thể hiểu, Zen là sự hợp nhất giữa tâm trí và cơ thể (trạng thái thiền định).
Giúp cơ thể giải tỏa được những căng thẳng, áp lực và chữa lành tâm hồn.
Phong cách này cũng đề cao mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên và không có bất kỳ sự bó buộc nào.
Zen trong thi công và thiết kế nội thất là ứng dụng yếu tố thiên nhiên vào bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà.
Tạo nên sự thoải mái và gần gũi, mang lại cảm giác bình yên trong tâm hồn nhưng không làm mất đi tính sang trọng và hiện đại vốn có.
(zen là gì? Wikipedia)
Tham khảo thêm:
Lịch sử hình thành của phong cách Zen Nhật Bản
Theo nhiều nguồn thông tin, phong cách Zen là sự hòa trộn tinh hoa giữa 3 nền văn hóa: Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Zen là một trong những trường phái thiền định đến từ Phật Giáo.
Và người ta tin rằng, “Thiền” đã được Bồ Đề Đạt Ma truyền từ Ấn Độ đến Trung Quốc trong thế kỷ thứ 5 và 6.
Du nhập vào Nhật Bản và phát triển mạnh mẽ trong khoản thế kỷ 11 đến 13.
Đặc điểm của phong cách nội thất Zen Nhật Bản
Mỗi phong cách thiết kế nội thất đều mang nét đặc trưng riêng biệt và phong cách Zen cũng không ngoại lệ. Sở hữu các đặc điểm cơ bản như sau:
Tập trung vào dòng chảy năng lượng
Đây có thể là một đặc điểm khá khó hiểu đúng không nào?
Nhưng nếu những người am hiểu về Phật Giáo chắc chắn sẽ hiểu rõ điều này.
Bạn có thể hiểu đơn rằng, cuộc sống xung quanh bạn luôn có những dạng năng lượng vô hình đang di chuyển. Và phong cách thiết kế này đang chú trọng đến điều đó.
Bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát và loại bỏ luồng năng lượng xấu, năng lượng tiêu cực.
Ở những không gian nội thất thiết kế theo phong cách này sẽ ưu tiên sự đơn giản, không có sự cầu kỳ của bất kỳ món đồ nội thất nào.
Những dòng năng lượng sẽ thoải mái luôn chuyển đến mọi ngóc ngách của ngôi nhà.
Không gian của phong cách thường rất rộng rãi, màu sắc tươi sáng và ánh sáng không hề có sự giới hạn.
Thêm vào đó, bạn cũng rất khó thấy được nội thất mang kích cỡ lớn ở đây.
Tất cả những thứ không cần thiết đều sẽ giản lược, chỉ tập trung chủ yếu vào chất liệu và yếu tố thiên nhiên.
Ánh sáng trong không gian nội thất
Ánh sáng chính là điểm nhấn cho tổng thể không gian nội thất và là điểm nhân vô cùng hoàn hảo, đặc trưng của phong cách Zen.
Không có sự phân biệt cụ giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, tất cả hòa làm một sẽ tạo nên một không gian đầy giá trị thẩm mỹ, mang lại sự dễ chịu và thoải mái.
Ánh sáng từ mặt trời, ánh sáng từ đèn chùm, đèn led hay thậm chí là ánh sáng đến từ nến cũng giúp tôn vinh không gian. Góp phần đem đến nét tinh tế và thanh lịch.
Không dừng lại ở đó, màu sắc cũng là yếu tố đóng vai trò không kém phần quan trọng.
Phối cùng ánh sáng sẽ làm gia tăng hiệu ứng và thu hút mọi ánh nhìn.
Gam màu trắng, kem hay be dịu nhẹ thường được sử dụng nhiều nhất trong phong cách này.
Dễ dàng kết hợp với các gam màu khác, cụ thể là sẽ làm nổi bật nội thất sử dụng.
Và bạn có thể thấy rõ, không gian phòng khách và phòng ngủ ở Nhật Bản đều có gam màu trắng làm chủ đạo.
Ngoài các gam màu trung tính cơ bản này, nâu gỗ, xanh, cam đất, nâu vàng,… cũng được sử dụng để làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian.
Những gam màu này cũng không quá nổi bật, không làm phá vỡ tính chất của “thiền định”.
Chất liệu của phong cách nội thất Zen
Những loại chất liệu mang tính tự nhiên chính là đặc trưng của phong cách này.
Dạo quanh các không gian nội thất Zen, không quá khó để bắt gặp hình ảnh của sàn gỗ, tủ gỗ, bàn gỗ, bình phong bằng tre, nứa, ghế mây, rèm dệt sợi tự nhiên, đá tự nhiên ốp tường,… Tất cả cấu thành nên không gian gần gũi và bình yên đến lạ thường.
Bởi không có bất kỳ quy tắc nào cụ thể ở phong cách này nên không nhất thiết phải sử dụng tất cả các loại vật liệu này trong đời sống hiện đại.
Nhưng việc kết hợp với một vài chi tiết sẽ giúp bạn có được một không gian đúng chuẩn, thẩm mỹ và còn mang yếu tố thẩm mỹ.
Không gian lưu trữ
Lựa chọn thiết kế không gian sống theo phong cách Zen không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn các thiết bị hiện đại bổ trợ cho cuộc sống.
Nếu bạn là người yêu thích các thiết bị điện tử, chuộng công nghệ và những nội thất thông minh thì việc loại bỏ dường như là không thể. Đúng không nào?
Vì thế, hãy cứ trang bị và sử dụng nhưng nên lược bớt những thứ không cần thiết.
Thêm đó là sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp và khoa học.
Cụ thể những thứ như tivi, điều khiển, hệ thống âm thanh,… nên cất gọn trên một chiếc kệ tivi.
Bạn có quá nhiều quần áo, giày dép hay phụ kiện, đừng quên cất vào tủ quần áo với thiết kế âm tường. Hoặc chén, dĩa, đũa,…thì nên sắp đặt gọn gàng và tủ bếp kịch trần.
Hãy cố gắng để các vật dụng nội thất không nằm bên ngoài quá nhiều, bạn sẽ có một không gian nội thất Zen đúng chuẩn.
Đồ trang trí của phong cách nội thất Zen
Chắc chắn cũng không quá ngạc nhiên khi đồ trang trí trong phong cách nội thất Zen chính là cây và hoa.
Những giống cây sinh trưởng quanh năm như tre, trúc, dừa cạn,… thường được đặt trong những chậu sứ, gốm trước nhà hoặc ngay trong không gian nhà ở.
Các chậu cây Bonsai mang đậm phong cách Nhật Bản cũng được sử dụng rất nhiều trong phong cách này.
Ngoài ra, tranh ảnh treo tường cũng rất thường xuất hiện nhưng không quá nhiều.
Đảm bảo bố trí hợp lý, không gây cảm giác rườm rà hay rối mắt.
Hương thơm và âm thanh
Một trong những điểm đặc trưng của phong cách thiết kế Zen mà không một ai có thể chối từ bởi sự sinh động của nó là hương thơm và âm thanh.
Hương thơm đến từ các loại cây cỏ, hoa lá bố trí bên trong và ngoài không gian sống.
Chủ nhân của không gian cũng thường đặt các lọ tinh dầu, nến thơm trên khung cửa sổ, bàn làm việc, phòng khách. Giúp gia tăng sự sảng khoái và thoải mái.
Âm thanh sẽ đến từ tiểu cảnh suối nhân tạo bên trong không gian nhà ở.
Các âm thanh róc rách nhỏ nhẹ tạo cảm giác thư thái, xua tan muộn phiền.
Phong cách Zen vô cùng linh hoạt
Quy tắc là từ ngữ không hề có ở phong cách Zen.
Bạn có thể tùy thiết kế và lên ý tưởng cho không gian sống theo sở thích của bạn.
Không nhất thiết là cứ trang bị đầy đủ nội thất, lắp đầy mọi khoảng trống.
Thậm chí với những chiếc tủ mang danh là kệ đựng sách nhưng có thể không đặt bất kỳ quyển sách nào.
Hay tất cả khoảng trống nhỏ xuất hiện không hề có hề có mục đích.
Tất cả đều không làm ảnh hưởng đến phong cách “thiền định” này.
Mọi nội thất trong không gian đều có thể sắp xếp dựa trên sở thích cá nhân.
Miễn là khiến bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhưng không là mất đi giá trị cốt lõi của Zen.
Cách phối màu trong nội thất Zen Nhật Bản
Màu sắc tường và sàn
Sàn nhà mang gam màu nguyên bản của gỗ chính là đặc trưng của Zen.
Bởi nó mang sắc thái mộc mạc và gần gũi.
Bởi nó mang sắc thái mộc mạc và gần gũi.
Một chủ đề đơn giản như thế, nghĩ là đơn giản nhưng sẽ giúp bạn cảm nhận rõ nét sự hài hòa.
Nội thất phong cách Zen đơn giản
Đừng ngần ngại nhất nhá màu sắc nổi bật thông qua nội thất.
Có thể là sự sáng bóng thông khung chân bàn, ghế thép mạ vàng đất hoặc bộ sofa bọc da.
Cùng với đó là các tấm vải trải sàn với hoa văn ấn tượng hoặc tấm chiếu tatami nổi tiếng của Nhật.
Rèm cửa sử dụng dạng mành, tre, trúc có tone màu nâu hoặc be.
Không nên dùng rèm che khuất nguồn ánh sáng tự nhiên, điều này sẽ làm mất đi tính thông thoáng và thoáng mát.
Cây xanh phong cách Zen
Sự xuất hiện của cây xanh luôn là điều quan trọng, cấu thành nên phong cách Zen đúng nghĩa.
Hãy điểm xuyết các chậu cây cảnh một cách hợp lý và khoa học nhất.
Những loại cây thường sử dụng trong phong cách nội thất Zen sẽ là cây cọ, cây Bonsai, tre, trúc,…
Ứng dụng phong cách Zen vào nội thất
Bạn có thắc mắc phong cách Zen ứng dụng vào nội thất gia đình sẽ thế nào không? Cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
Nội thất phòng khách
Phòng khách là không gian cần phải có sự rộng thoáng và nhấn nhá nổi bật thông qua sắc xanh của cây cảnh.
Đi kèm là thiết kế kiểu mở giúp con người hòa mình với thiên thiên. Cảm nhận sự trong lành và thanh mát.
Bộ bàn ghế sử dụng bên trong cũng mang thiết kế đơn giản, đậm chất Zen của Nhật Bản.
Cùng với đó là chất gỗ tự nhiên xuất hiện ở khung cửa hay ngay cả ghế với bàn cũng gia công từ gỗ tự nhiên.
Mang đến một không gian lý tưởng, tràn ngập luồng khí tích cực.
Nội thất phòng ngủ
Không gian phòng ngủ theo phong cách Zen thường được xây dựng dựa trên yếu tố phong thủy.
Chủ nhân căn phòng sẽ có những phút giây nghỉ ngơi thoải mái trên giường ngủ cùng gam màu nhã nhặn, thanh lịch.
Chất liệu chủ yếu cũng sẽ là gỗ có tone màu nâu mộc mạc kết hợp cùng đèn ngủ màu vàng. Bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng bếp nhìn chung cũng không quá cầu kỳ.
Chủ yếu là hướng đến sự thoải mái và dễ chịu giúp các thành viên trong gia đình tận hưởng bữa cơm ngon.
Tủ bếp là nội thất chính, thiết kế tiện lợi giúp sắp xếp đồ vật hiệu quả.
Có hệ thống cửa sổ lớn, tận dụng triệt để nguồn ánh sáng tự nhiên.
Nội thất phòng tắm
Phòng tắm phong cách Zen Nhật Bản thì không thể nào thiếu đi bồn tắm gỗ.
Đây chính là nơi thư giãn, giúp mọi thành viên trong gia đình có thể gột rửa bộ bề của cuộc sống ngoài kia.
Đánh giá phong cách nội thất Zen Nhật Bản
Đã có rất nhiều quan niệm cho rằng, không gian sống cần phải trang bị đầy đủ nội thất hiện đại và thông minh.
Nhưng ở thời buổi hiện nay, yêu cầu này dường như không còn phù hợp nữa.
Mọi người đã dần thích nghi với sự tối giản, yêu thích những triết lý được truyền tải từ phong cách nội thất Zen.
Việc đưa Zen vào không gian sống sẽ giúp tinh thần của bạn luôn được yên bình và thư thái.
Với toàn bộ thông tin mà The One chia sẻ ở bài viết trên đây, ắt hẳn bạn cũng đã có câu trả lời về những thắc mắc và băn khoăn của phong cách nội thất Zen. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo dựng phong cách sống đậm chất Zen nhé!