Ắt hẳn không dưới một lần bạn đã nghe qua “Phong cách chiết trung – Eclectic Style”. Đây là phong cách được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, sự tươi mới và thú vị. Phù hợp với những người yêu thích sự tự do, cần sự tĩnh lặng giữa bộn bề của cuộc sống.
Để hiểu hơn về phong cách chiết trung đang “làm mưa làm gió” này, hãy theo dõi toàn bộ bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ rất hữu ích với bạn đấy.
Tổng quan về phong cách chiết trung Eclectic Style
Phong cách chiết trung là phong cách mang hình ảnh đại diện cho sự tự do và bình đẳng.
Xu hướng thiết kế này không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn hay nguyên tắc nào.
Thay vào đó, Eclectic Style là sự pha trộn hoàn hảo giữa các cũ và cái mới, giữa nét thẩm mỹ của phương Đông và phương Tây.
Điểm đặc trưng của phong cách này chính là vẻ đẹp tưởng chừng khoa trương nhưng thật ra lại rất khiêm tốn, sang trọng nhưng đơn giản, ồn ào nhưng tĩnh lặng,…
Chiết trung cho phép người sử dụng tự do sáng tạo dựa trên cá tính của bản thân nhưng không quá phóng khoáng, tất cả dừng lại ở mức vừa đủ.
Tự do trong mọi vật liệu sử dụng, với hình dáng đa dạng nhưng khi kết hợp lại thì không tạo thành một mớ hỗn độn.
Là một phong cách thiết kế không dựa trên bất kỳ chuẩn mực nào, sẽ giúp thể hiện đúng cái “tôi” của bạn.
Tuy nhiên vẫn cần có điểm nhấn, sự khoa học, hài hòa và thanh lịch.
Có vẻ sẽ hơi khó khăn, đúng không nào? Tiếp tục tìm hiểu để có hướng đi chính xác nhất nhé!
Lịch sử hình thành của phong cách chiết trung Eclectic
“Chiết trung” là thuật ngữ được xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa là “sự lựa chọn”.
Những vị triết gia Hy Lạp thời đó đã tạo ra từ này với mong muốn thay đổi tư duy kiến trúc trên nền tảng đã cũ.
Vào nửa sau của thế kỷ XIX, chủ nghĩa chiết trung (Eclecticism) bắt đầu lan rộng và được sử dụng rộng rãi.
Khi phong cách thiết kế tân cổ điển (Neoclassicism) tại Châu Âu bị chững lại thì chiết trung mới chính thức phát triển.
Và vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong cách thiết kế chiết trung du nhập vào Việt Nam, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kiến trúc.
Phù hợp cá tính của nhiều người, trở thành style riêng biệt và vẫn được đón nhận cho đến thời điểm hiện tại.
(Trích dẫn Wikipedia)
Đặc điểm của phong cách nội thất chiết trung Eclectic
Để tạo ra một phong cách nội thất chiết trung đúng nghĩa thì cần có đầy đủ các đặc điểm như sau:
Tổng thể cân bằng
Trong mọi phong cách thiết kế, tính cân bằng là yếu tố luôn hiện hữu và chiết trung cũng không ngoại lệ.
Đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng một không gian thẩm mỹ.
Từ kích thước, bố cục nội thất, màu sắc,… đều cần phải hài hòa và cân đối.
Mặc dù mỗi chi tiết trong không gian đều mang một đẹp riêng biệt nhưng không trở nên quá mờ nhạt hay quá nổi bật. Tất cả đều được cân bằng.
Đối lập có nguyên tắc
Mặc dù cơ bản là chiết trung không tuân theo bất cứ một nguyên tắc nào.
Tất cả là sự kết hợp bởi nhiều yếu tố, phong cách khác nhau.
Nhưng đôi khi sẽ gặp phải tình trạng đối lập, mất đi tính tương xứng.
Thế nên, rất cần sự rõ ràng, đối lập nhưng có nguyên tắc.
Cụ thể là trong cùng một không gian, tất cả chi tiết nội thất sử dụng có thể khác biệt nhau về kích thước, hình dáng, màu sắc, vật liệu,…
Nhưng chúng phải có nét tương đồng với nội thất mang tính nổi bật nhất, nội thất chủ đạo.
Sự lặp lại gam màu
Chi tiết lặp đi lặp lại ở các chi tiết cũng là điểm nhấn nổi bật và vô cùng quan trọng góp phần nhấn mạnh phong cách chiết trung.
Không chỉ riêng về màu sắc mà các yếu tố như kiểu dáng, họa tiết cũng cần có đặc điểm này.
Tổng thể không gian sẽ tạo được hiệu ứng “nhịp điệu” của Eclectic Style.
Nền và tường nhà đơn giản
Và một trong những chi tiết tạo sự cân bằng của chiết trung chính là sử dụng nền và tường đơn giản.
Điều này sẽ làm nổi bật các nội thất sử dụng và không tạo cảm giác rối mắt.
Đối với nền hay sàn nhà, ưu tiên sử dụng gỗ sơn sáng, nhẹ nhàng với các đường vân đơn giản.
Phần nền tường chọn tone sáng hoặc tối, sao cho dễ dàng kết hợp hài hòa với nội thất.
Chất liệu sử dụng tự do
Phong cách này cũng hướng đến sự tự do trong việc sử dụng chất liệu.
Bởi có sự giao thoa của nhiều phong cách thiết kế nên chất liệu là yếu tố tạo nên chiều sâu.
Chưa kể còn thể hiện sự độc nhất và rất ít phong cách có được.
Màu sắc đa dạng
Việc phối màu trong phong cách này cũng không có sự giới hạn mà được một cách sáng tạo và linh hoạt.
Thông thường các tone sẽ theo thiên hướng pastel kết hợp cùng các tone màu nổi bật, tone màu mà người sử dụng yêu thích.
Nhưng cũng lưu ý rằng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không tạo sự rối mắt hay khó chịu.
Điểm nhấn cho không gian
Trong phóng cách thiết kế nội thất chiết trung, điểm nhấn là yếu tố chủ chốt tạo nên sự khác biệt.
Nó có thể là một bức tranh, tượng, vật phẩm trang trí,… Hay cũng có thể là một nền màu nổi bật giữa những nền màu nhạt.
Tất cả điểm nhấn vô cùng hoàn hảo của phong cách mang tính tự do này.
Sử dụng yếu tố bất ngờ
Cuối cùng chính là sử dụng yếu tố bất ngờ. Nghe có vẻ xa lạ đúng không nào?
Nhưng thật ra lại rất thân thuộc đấy.
Bởi yếu tố bất ngờ này là việc bạn thể hiện cá tính của bản thân vào từng chi tiết thiết kế.
Nếu muốn, bạn có thể kết hợp phong cách chiết trung cùng phong cách cổ điển, phong cách Vintage xen lẫn phong cách hiện đại.
Không gian sẽ trở nên ấn tượng và thể hiện đúng dấu ấn của bản thân.
Những không gian phù hợp với phong cách nội thất chiết trung Eclectic
Vậy, bạn có biết những không gian nào có thể sử dụng phong cách nội thất chiết trung – Eclectic Style không?
Những ngôi nhà ấm cúng
Không gian nhà nơi nhà ở là nơi mà bạn có thể ứng dụng phong cách chiết trung một cách triệt để nhất.
Với từng khu vực của ngôi nhà, bạn sẽ tự do thỏa sức thiết kế theo nhu cầu, sở thích của bản thân.
- Phòng khách:
Nội thất phòng khách và màu sắc nội thất ở không gian này nên được tính toán một cách cẩn thận.
Cụ thể là phải có sự đồng điệu và đồng nhất tạo nên sự sang trọng và thanh lịch cho không gian phòng khách.
Về kiểu dáng và kích thước nội thất sẽ tuân theo sở thích của chủ nhân, miễn sao là đáp ứng tiêu chí hài hòa và cân bằng.
- Phòng ngủ:
Không gian này vốn là nơi riêng tư vì thế mà gia chủ có thể thoải mái hơn trong việc thiết kế.
Chỉ cần tuân theo các đặc trưng của phong cách chiết trung là sẽ có được một không gian đúng chuẩn đấy.
- Phòng bếp:
Đối với phong cách này, phòng bếp sẽ được thiết kế theo dạng mở.
Điển hình là sử dụng tủ bếp mở, tạo nên một không gian rộng thoáng và thoáng mát.
Văn phòng hoặc Studio cần sự tự do sáng tạo
Không gian làm việc văn phòng theo phong cách Eclectic được phân chia nhờ vào những bức tường để tạo cảm sự riêng tư.
Bàn làm việc cũng là những loại bàn lớn, sử dụng chung, có thể gọi là bàn cụm kết hợp cùng những mẫu ghế chân xoay đơn giản.
Tạo điểm nhấn ấn tượng thông qua những mẫu đèn chùm thả xuống kết hợp cùng các tone màu nổi bật.
Chi tiết này sẽ giúp kích thích thị giác, gia tăng sự sáng tạo vượt bậc, mang đến hiệu quả công việc, năng suất cao.
Khách sạn, homestay
Ngoài không gian nhà ở, văn phòng làm việc thì phong cách chiết trung cũng được ứng dụng vào mô hình kinh doanh khách sạn và homestay.
Nơi đây mang kiểu thiết kế với chủ trương thể hiện các tính riêng biệt của người chủ nhưng vẫn có sự hài hòa và vừa mắt với khách hàng.
Lưu ý về phong cách nội thất chiết trung Eclectic
Kiểu thiết kế này có chủ trương tự do và bình đẳng, bạn có thể tùy ý lựa chọn lựa chọn và kết hợp giữa các phong cách thiết kế.
Nhưng cần đảm bảo giữ đúng 3 nguyên tắc sau đây:
Cân bằng kích thước, tỉ lệ, bố cục trong không gian
Một không gian nội thất sẽ được chia thành 2 phần cơ bản là không gian và nội thất.
Nếu bạn là người chủ trương chú trọng đến nội thất, thể hiện cá tính của bản thân thông qua nội thất thì không gian cần sự trang nhã, nhã nhặn và ngược lại.
Và trên cùng một không gian, nếu đã có 1 chi tiết nổi bật thì chi tiết còn lại phải mang thiên hướng nhạt hơn để cả 2 có thể cùng nổi bật.
Không nên đối chọi nhau bởi sẽ gây ra cảm giác rối mắt.
Thông thường, chủ nhân lựa chọn phong cách Eclectic sẽ có xu hướng chú trọng đến nội thất hơn hẳn.
Vì thế, tone nền không gian trang nhã giúp mọi thứ có trong căn phòng được liên kết chặt chẽ với nhau.
Và mỗi món đồ nội thất đều có “vị trí” để toát lên vẻ đẹp vốn có của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến kích thước và bố cục sắp xếp.
Lựa chọn và phân bổ sao cho hài hòa với tổng thể diện tích nhất.
Chất liệu đồ nội thất không giới hạn
Như đã đề cập, chất liệu là là yếu tố tạo nên chiều sâu cho không gian.
Thế nên hãy cứ tự do lựa chọn chất liệu của nội thất.
Chỉ cần nắm giữ quy tắc thêm bớt sao cho hài hòa.
Không gian đã có chất liệu gốm sứ thì hãy chọn thêm chất liệu gỗ, đã có da thì hãy lựa chọn thêm vải nhung, vải bố.
Và nếu đã có chất liệu bóng thì nên thêm thắt chất liệu mang tính phẳng lì, mịn.
Nên có sự độc lập, tương phản nhưng liên kết
Dù lựa chọn phương án thiết kế đối lập, độc lập nhưng đâu đó vẫn nên có sự nhất quán và liên kết.
Có thể hiểu, trong cùng một không gian, bạn lựa chọn các vật dụng nội thất khác nhau về màu sắc, kiểu dáng, màu sắc lẫn chất liệu nhưng cũng đừng quên tìm kiếm sự liên kết của nó.
Mặc dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng cũng làm nên sự hài hòa và đồng điệu.
Phong cách thiết kế nội thất chiết trung – Eclectic Style sẽ cho bạn sự tự do, thể hiện đúng cá tính và điểm mạnh của bản thân. Là “công cụ” giúp bạn làm những điều chưa từng thử qua. Và hy vọng toàn bộ thông tin mà nội thất The One đề cập trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nhé!
Bài viết liên quan: