Ngày nay, khi nói về nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất nội thất thì thật sự rất đa dạng. Nhưng phổ biến nhất và không thể không kể đến chính là “Plywood – Ván ép”.
Vật liệu này xuất hiện hầu hết ở mọi công trình lớn nhỏ, bởi nó đáp ứng tốt về nhu cầu sử dụng của đại đa số người dùng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến Plywood, muốn tìm hiểu về những thông tin xoay quanh dòng chất liệu này thì “lướt qua” bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Plywood là gì?
Plywood hay còn được người dùng biết đến với cái tên thuần Việt là ván ép.
Loại gỗ này chủ yếu được tạo thành từ những tấm ván gỗ mỏng, cùng kích thước với nhau.
Tất cả sẽ được xếp chồng lên nhau, sử dụng keo chuyên dụng để kết dính.
Gỗ ép hay ván ép là vật liệu rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Điển hình là gia công các sản phẩm, đồ dùng nội thất.
Dòng chất liệu được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến nên chất lượng luôn được đảm bảo, an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường.
Tham khảo WIKIPEDIA
Lịch sử hình thành của gỗ ván ép Plywood
Lịch sử hình thành của gỗ ván ép cũng có khá nhiều tranh cãi.
Theo nhiều nguồn thông tin, từ thời Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, con người đã biết sử dụng gỗ mỏng và dán dính chúng lại với nhau, tạo thành một góc vuông. Thành phẩm là vật liệu xây dựng phục vụ cho đời sống con người thời đó.
Tiếp đó, vào năm 1797, một người kỹ sư làm nghề đóng tàu có tên là Samuel Bentham đã nộp đơn xin chính phủ thời đó cấp bằng sáng chế cho một loại máy móc mà ông đã tạo ra.
Theo đó thì ông đã mô tả khái quát việc dán chồng nhiều lớp gỗ mỏng bằng keo để cho ra một miếng gỗ dày dặn hơn. Đây được xem là tiền đề của vật liệu gỗ ván ép Plywood.
Tuy nhiên, các ván gỗ mà Samuel Bentham cũng chỉ được cắt từ thân gỗ tự nhiên nên có kích thước khá hạn chế.
Sau một khoảng thời gian dài, 50 năm sau, một kỹ sư người Thụy Điển – Immanuel Nobel và là cha đẻ của Alfred Nobel đã nhận định rằng, khi các lớp gỗ mỏng được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một tấm gỗ dày thì độ bền gia tăng độ cách đáng kinh ngạc.
Và sau đó, ông cũng đã phát minh ra loại máy móc hỗ trợ việc tạo ra các tấm gỗ ván ép. Loại máy này có tên là máy tiện quay.
Vào năm 1860 tại Pháp, nhà máy sản xuất ván ép đầu tiên đã được ra đời.
Năm 1865, ván ép được lan rộng và bắt đầu được vào sản xuất tại Hòa Kỳ với dây chuyền sản xuất lớn.
Năm 1905, những tấm ván ép đầu tiên được bày bán tại hội chợ Lewis & Clark ở Phần Lan.
Năm 1928, gỗ ép với kích thước đạt tiêu chuẩn 1.2 x 2.4m được giới thiệu lần đều tại Hoa Kỳ, đóng vai trò như một loại vật liệu xây dựng.
Thành phần cấu tạo của gỗ ván ép Plywood
Cấu tạo của ván ép gồm:
Ván ép – Plywood có cấu tạo như sau:
- Đầu tiên là các lớp gỗ mỏng, có độ dày khoảng 1mm. Người thợ gia công sẽ tiến hành xếp chồng chúng lên nhau dựa trên hình thức xoay vân gỗ 90 độ so với lớp dưới.
- Sử dụng chất keo kết dính có kết cấu đặc biệt. Thị trường hiện nay tồn tại 2 loại: keo Phenol và keo Formaldehyde.
Cả 2 chất keo được sử dụng thì đều sẽ có tính chất riêng biệt:
- Keo Phenol: Ngoài việc liên kết các tấm gỗ mỏng, nó còn giúp tạo độ bằng phẳng và cứng chắc cho các tấm gỗ cũng như gia tăng khả năng chống chịu với nước, độ ẩm.
- Keo Formaldehyde: Có khả năng liên kết và làm chất ván bền hơn, chống co ngót, cong vênh cũng như hạn chế tối đa tình trạng móp méo hay biến dạng.
Và chúng chính nhờ khả năng chịu nước tốt, ít gây độc hại, an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường mà keo Phenol được sử dụng rộng rãi hơn Formaldehyde.
Đặc điểm của gỗ ván ép plywood
Đặc điểm rất quan trọng mà không phải ai cũng biết khi lựa chọn gỗ Plywood chính là số lượng ván gỗ dùng để ép phải là số lẻ.
Tùy thuộc vào độ dày mong muốn và số lượng gỗ sử dụng là 3,5,7,9 lớp.
Và lý do của việc sử dụng “phương pháp” này là để tạo ra lớp lõi nằm ở chính giữa bề mặt gỗ.
Theo đó, 2 lớp gỗ bên ngoài lớp lõi sẽ có hướng vân theo chiều giống nhau.
Các hướng vân của các lớp bên ngoài được sắp xếp vuông góc với nhau, mục đích là để gia tăng khả năng chịu lực. Mang lại khả năng chống cong vênh, co ngót và nứt vỡ.
Quy trình sản xuất gỗ ván ép plywood
Để cho ra một tấm gỗ ép hoàn thiện, các nhà sản xuất phải gia công dựa trên rất nhiều bước. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Đầu tiên là sẽ tiến hành cắt gỗ theo kích thước tiêu chuẩn nhằm đảm bảo độ mịn màng của gỗ. Sau đó, gỗ được đưa vào máy để bóc tách thành những lớp gỗ mỏng hơn.
- Bước 2: Toàn bộ lớp gỗ sau khi bóc tách được cho vào loại máy móc chuyên dụng, giúp gia tăng tính đàn hồi.
- Bước 3: Hệ thống kiểm soát nhiệt độ sẽ sấy khô các ván gỗ và giữ mức độ ẩm từ 6%-8% trong vòng 24 giờ.
- Bước 4: Từng lớp gỗ được dán keo và ép trên nhiệt độ tiêu chuẩn và áp suất trong một khoảng thời gian nhất định. Giúp keo thấm sâu hơn vào chất gỗ, đảm bảo độ cứng chắc.
- Bước 5: Tiến hành ép nóng, tùy thuộc vào từng loại keo mà có nhiệt độ và thời gian ép nóng khác nhau.
- Bước 6: Tấm gỗ chuyển sang công đoạn cắt thô và tạo hình. Những miếng ván hình chữ nhật với kích thước theo tiêu chuẩn yêu cầu được chà nhám và tạo độ phẳng, mịn và đồng đều.
- Bước 7: Sau đó sẽ được phun keo lại một lần nữa, phủ các loại lớp phủ bề mặt. Dùng máy ép nhiệt để keo được khô.
- Bước 8: Ép đi ép lại khoảng 4 lần.
- Bước 9: Cuối cùng là cắt hoàn thiện và chà nhám 2-3 lần trước khi kiểm tra lại kết cấu.
Các loại gỗ ván ép
Gỗ ván ép ngày nay khá đa dạng giúp người dùng dễ dàng tìm chọn loại đúng với yêu cầu. Bạn có thể tham khảo một số loại như sau:
Ván ép gỗ bạch dương
Loại ván gỗ đầu tiên chính là ván ép gỗ bạch dương.
Đây là loại ván ép có lớp lõi gỗ thường được gia công từ các loại gỗ cứng như gỗ keo, gỗ bạch đàn, cao su,…
Chất gỗ ván ép này có khả năng chịu ẩm và chịu nhiệt lạnh rất tốt. Nhưng lại hạn chế về mặt chịu nhiệt.
Nếu như tiếp xúc với nước sôi sẽ khiến bề mặt nhanh chóng bị phồng rộp.
Ngoài ra, các tấn công từ mối mọt cũng làm ảnh hưởng đến kết cấu của gỗ.
Vì thế, nếu bạn lựa chọn nội thất từ chất gỗ này thì hãy thật kỹ lưỡng. Tránh đặt ở những nơi ẩm, nhiệt độ cao.
Ván ép gỗ óc chó
Tiếp theo là ván gỗ óc chó, hay còn được biết đến với cái tên Walnut Plywood.
Lõi gỗ cũng được sử dụng từ các loại gỗ rừng.
Chất gỗ khá dày dặn, có độ dày dao động trong khoảng từ 3mm đến 25mm.
Sản phẩm nội thất gia công từ ván ép gỗ óc chó có khả năng chịu ẩm nhưng cũng không chống chịu quá tốt với sự xâm nhập của mối mọt.
Và khi gặp nước nóng, bề mặt gỗ cũng phồng rộp và dẫn đến biến dạng.
Ván ép gỗ sồi trắng
Ván ép gỗ sồi trắng được xem là loại vật liệu cao cấp nhất hiện nay.
Đây là dòng chất liệu đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
Mang khả năng chịu lực và chịu ẩm tốt với độ dày lên đến 25mm.
Chống chịu với hầu hết các tác động từ mối mọt, nhưng trong quá trình sử dụng cũng cần được bảo quản kỹ lưỡng.
Ván ép gỗ tần bì
Cuối cùng chính là ván ép gỗ tần bì.
Ở Việt Nam, nội thất gia công từ chất liệu này xuất hiện khá phổ biến.
Và chủ yếu là sử dụng gỗ tần bì nhập khẩu nên chất lượng cao, độ bền được đảm bảo.
Các loại khác
Ngoài những loại mà chúng tôi đã kể trên, ván ép cũng còn rất nhiều loại khác, cũng được sử dụng song song.
Tuy nhiên những loại ở trên sẽ được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn hẳn.
Có ứng dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất văn phòng, gia đình, trường học.
Ưu nhược điểm gỗ ván ép Plywood
Bất kỳ dòng sản phẩm hay chất liệu nào cũng tồn tại các ưu nhược điểm riêng biệt. Vậy, ưu nhược điểm của gỗ ván ép Plywood là gì?
Ưu điểm
Độ bền cao
Nhìn vào quy trình sản xuất, bạn có thể thấy bước phun keo và ép nhiệt diễn ra rất nhiều lần.
Do đó, phần nào cũng đã khẳng định được độ bền chắc, độ cứng.
Đặc biệt, với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, máy móc và quy trình luôn được cải tiến theo từng ngày thì Plywood luôn được đánh giá cao về chất lượng, độ bền, độ đàn hồi.
Khả năng chống nước cao
Xét về những dòng gỗ công nghiệp thì MDF có khả năng kháng ẩm, chống nước vô cùng tốt.
Nhưng vượt trội hơn vẫn là Plywood, ngăn cản tốt sự xâm nhập của nước và độ ẩm.
Điểm vượt trội hơn hẳn chính là khi thả gỗ xuống nước cũng sẽ không bị phồng như gỗ MDF. Quả thật rất kinh ngạc đúng không nào?
Cũng chính là thế mà Plywood rất được người dùng ưa chuộng.
Tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm nội thất gia công từ gỗ ván ép.
Bởi trong suốt thời gian sử dụng không cần phải lo lắng quá nhiều về chất lượng hay tuổi thọ.
Khả năng bám vít, bám dính tốt
Loại ván gỗ này cũng có khả năng bám ốc vít cực tốt.
Các công đoạn thi công, ghép nối từng miếng gỗ tạo thành sản phẩm hoàn thiện khá dễ dàng.
Bởi bản chất của nó là gỗ tự nhiên thì đương nhiên rất chắc chắn.
Trọng lượng nhẹ
Khối lượng của một tấm gỗ ván ép quả thật không quá nặng.
Và sản phẩm gia công từ chất liệu này cũng có khối lượng nằm ở mức vừa vặn.
Không quá khó khăn trong việc di chuyển và lắp đặt.
Đa dạng bề mặt phủ
Dòng chất liệu này mang đến sự đa dạng về bề mặt phủ. Cụ thể là bạn có thể lựa chọn lớp phủ Melamine, Laminate, Veneer.
Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu kinh tế mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
An toàn và thân thiện với môi trường
Ngoài những ưu điểm trên, Plywood cũng được đánh giá cao về độ an toàn.
Không chỉ không gây hại cho sức khỏe người dùng mà còn thân thiện với môi trường.
Bởi quy trình sản xuất luôn đạt tiêu chuẩn, không sử dụng các loại hóa chất có hại.
Nhược điểm
Giá thành cao
Song song với ưu điểm thì Plywood vẫn có một số nhược điểm, điển hình là giá thành.
So với các loại ván gỗ công nghiệp đang tồn tại trên thị trường, Plywood có giá thành cao hơn.
Đơn giản là vì quy trình sản xuất nhiều công đoạn và tỉ mỉ hơn hẳn, chất lượng cũng được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, mức giá không nằm ở mức quá chênh lệch. Vì thế bạn vẫn có thể cân nhắc lựa chọn nội thất làm từ chất liệu này.
Màu sắc không đồng đều
Nhược điểm tiếp theo là màu sắc của ván ép cùng đường vẫn gỗ phân bổ không đồng đều trên bề mặt.
Bởi thế mà chất liệu thường không được sử dụng nhiều ở không gian như phòng khách, nhà bếp mà xuất hiện chủ yếu ở không gian phòng ngủ, nơi làm việc, sàn nhà hay các kệ nhỏ trang trí.
Cụ thể hơn là những sản phẩm không cần sự quá hoàn hảo ở bề mặt gỗ.
Dễ bị nứt khi cắt ván
Và nhược điểm cuối cùng chính cạnh vát dễ xảy ra tình trạng nứt khi cắt hay sử dụng trong một thời gian dài.
Vì thế, khi sử dụng nội thất bàn hay ghế gỗ ép, bạn nên cẩn thận hơn với các cạnh.
Ứng dụng gỗ ván ép Plywood vào nội thất hiện đại
Ứng dụng trong nội thất gia đình
Trong không gian của nội thất gia đình, ván ép Plywood xuất hiện ở nội thất giường ngủ, tủ quần áo, các loại bàn ghế làm việc,…Thêm đó là các kệ trang trí giúp không gian nhà ở thêm phần hiện đại và trang nhã.
Nội thất này có tone màu rất tự nhiên, nhã nhặn và tinh tế. Tô vẽ tính thẩm mỹ thời thượng, hợp xu hướng của gia chủ.
Ứng dụng trong nội thất trường học
Đối với không gian nội thất trường học, bạn sẽ thấy ván ép chủ yếu ở các mẫu bàn ghế học sinh, bàn giáo viên, kệ sách, kệ thư viện,…Đảm bảo về kết cấu cứng chắc, bền vững và mang đến tuổi thọ sử dụng lên đến hàng chục năm.
Ứng dụng trong nội thất công trình
Và trong lĩnh vực thi công và xây dựng nội thất công trình, ván gỗ ép được sử dụng rất nhiều và có độ phổ biến cao. Cụ thể là thường dùng làm khuôn đổ bê tông, vật liệu bao phủ bên ngoài vỏ mái, sàn tạm.
Hoặc một số công trình như nhà kho cũng dùng loại gỗ ép này để làm sàn hoặc vách. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí vô cùng hoàn hảo. Với khả năng chống ẩm, chịu nhiệt, chống mối mọt thì sẽ bền bỉ với mọi tác động đến từ thời tiết.
Tiếp đó, ván ép còn dùng để làm nên bề mặt tường, sàn nhà góp phần mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Không gian sử dụng sẽ có được sự sang trọng, toát lên cảm giác mộc mạc và gần gũi.
Kết luận vai trò của gỗ ván ép plywood
Như đã đề cập rất nhiều lần ở trên, ván ép – Plywood ngày nay được sử dụng rất phổ biến là luôn có sự cải tiến và hoàn thiện hơn theo từng ngày.
Trong mọi lĩnh vực thiết kế xây dựng thì đều có sự xuất hiện của loại vật liệu này.
Chúng được chế tác với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và kích thước khác nhau. Đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và phù hợp với mọi phân khúc người tiêu dùng.
Và bạn hoàn toàn tìm mua được các vật dụng nội thất làm nên từ chất liệu này một cách dễ dàng. Xây dựng một không gian nội thất như ý. Hy vọng với hàng loạt thông tin được The One chia sẽ về gỗ ván ép hay Plywood mà chúng tôi đã chia sẻ, sẽ giúp ích chọn bạn nhé.
Bài viết liên quan: